Khám phá nguyên lý, cấu tạo cửa cuốn hiện đại. Hiểu rõ cách hoạt động và ứng dụng của công nghệ mới nhất trong thiết kế cửa cuốn.
Cửa cuốn ngày nay đã xuất hiện rất phổ biến trong đời sống của chúng ta từ nông thôn cho đến thành phố. Hầu như các công trình hiện đại, cửa cuốn được lắp đặt ít nhất một chiếc để tăng thêm độ thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên cũng rất nhiều người chưa hiểu rõ về cấu tạo cửa cuốn, cũng như các bộ vận hành được nó. Vậy nên bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các chi tiết cấu tạo cửa cuốn, hỗ trợ bạn tìm ra được những thiết kế cửa cuốn phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé!
Cấu tạo cửa cuốn gồm các thành phần sau.
1. Nan cửa.
Nan cửa là bộ phận chính để cấu tạo cửa cuốn trong một hệ thống tổng thể. Nan cửa cuốn có độ dày mỏng phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất, dựa theo diện tích thiết kế cửa cuốn của chủ nhà. Nan cửa được xem yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ, đảm bảo sự an toàn, vận hành ổn định cho cửa.
Nan cửa được cấu tạo từ các nguyên liệu thép hợp kim, nhôm hay từ sắt mạ kẽm (đối với cửa cuốn Đài Loan).
Nan cửa được phân loại như sau: Cửa cuốn tấm liền, cửa cuốn khe thoáng, cửa cuốn thế hệ mới,… tuỳ thuộc vào nhu cầu và tích chất nội thất mà bạn có thể lựa chọn thiết kế nan cửa phù hợp.
2. Mô tơ cửa cuốn (bộ tời cửa cuốn)
Nếu nan cửa là cơ thể của cửa cuốn thì Motor sẽ được xem là “xương sống” để có thể vận hành cửa cuốn. Motor chịu trách nhiệm về quy trình đóng mở cơ học của cửa như lên, xuống, dừng tự động,… Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện 3 loại motor phổ biến, đó là motor ống, motor xích, motor tấm liền. Đặc điểm chung của các loại motor là đều được cấu tạo bời 4 bộ phận:
Động cơ
Phanh hãm
Chip điều khiển
Bộ phận chuyển động
3. Bộ chuyển động mặt bích.
Bộ truyền động mặt bích là hệ thống các bánh răng giúp kết nối truyền động giữa mô tơ cửa cuốn và trục cửa cuốn. Ngoài ra nó còn có vai trò cố định mô tơ và cố định trục cửa cuốn
Bộ phận chuyển động mặt bích là hệ thống gồm các bánh răng giúp liên kết chuyển động giữa mô tơ và phần trục của cửa. Bên cạnh đó truyền động mặt bích còn có chức năng cố định trục cuốn và cố định motor.
Kích thước của bộ chuyển động mặt bích phụ thuộc vào từng loại động cơ, tải trọng càng mạnh thì mặt bích càng lớn.
Một bộ mặt bích bao gồm: Mặt bích chính và mặt bích phụ.
Mặt bích chính có chức năng giữ motor và trục cuốn cửa
Mặt bích phụ có chức năng giữ trụ (gồm hàn đầu trục, tỏi và quả nhông )
4. Bộ điều khiển cửa cuốn.
Để hoàn thiện một chiếc cửa cuốn hoàn chỉnh thì không thể nào thiếu bộ phận điều khiển. Đây là hệ thống giúp điều chỉnh mọi hoạt động của cửa cuốn bao gồm:
Quá trình vận hành Motor
Chuyển động của cửa cuốn
Tính năng được thiết đặt thêm: Điều khiển từ xa, tự động đảo chiều, dừng khi gặp sự cố,…
Bộ điều khiển cửa cuốn gồm hai dòng thông dụng là Bộ điều khiển từ xa và tay bấm tường. Với bộ điều khiển từ xa hiện nay đang có 2 loại chính:
Điều khiển cửa cuốn dùng công nghệ mã số nhảy
Điều khiển cửa cuốn dùng mã gạt.
5. Bộ lưu điện.
Trong quá trình hệ thống điện ổn định, bộ lưu điện sẽ ở trạng thái chờ. Đến khí trạng thái mất điện xảy ra, bộ lưu điện sẽ chuyển sang chế độ cung cấp điện. Bộ lưu điện đóng vai trò nguồn điện dự phòng giúp khắc phục sự cố khi mất điện đột ngột.
Dựa vào nguồn điện đầu ra, lưu điện cửa cuốn được chia làm 2 loại:
Lưu điện cho động cơ DC cấp nguồn ra 24V
Lưu điện cho động cơ AC cấp nguồn ra 220V
Các bộ phận phụ cần thiết để cấu tạo nên cửa cuốn
+ Giá đỡ: Giúp tăng thêm độ bền và độ chắc chắn của toàn bộ cấu trúc cửa.
+ Ray dẫn hướng: có cấu tạo từ các loại kim loại cứng như hợp kim nhôm, thép zincalume,… được lắp ráp phù hợp với từng công trình khác nhau (như lắp âm tường, lắp nổi ngoài tường,…)
+ Thanh đáy: thiết kế với kiểu dáng to, khỏe để có thể đỡ sức nặng của cửa.
+ Lò xo trợ lực: Giúp đảm bảo sự đàn hồi, có độ bền cao, hỗ trợ cho quá trình hoạt động của cửa, giảm bớt sức nặng của cửa trong quá trình chuyển động.
+ Ron giảm chấn: Có chức năng trợ lực giúp giảm thiểu tiếng ồn cho cửa cuốn.